36 câu hỏi khảo sát nhân viên giúp nhà quản lý thu về kết quả đúng nhất

81% các tổ chức thực hiện khảo sát nhân viên khi muốn đo lường mức độ hài lòng tại nơi làm việc và tìm ra các vấn đề tiềm ẩn gây khó chịu cho nhân viên. Nhưng trước khi bạn thực hiện, bạn cần phải cân nhắc với các lựa chọn câu hỏi của mình. Diễn đạt câu hỏi sai hoặc sử dụng giọng điệu chất vấn có thể gây khó chịu cho nhân viên, và không thu được thông tin chính xác. Bài viết dưới đây sẽ giúp nhân sự hiểu được tình hình thực tế của nhân viên thông qua những cách khai thác trực tiếp lẫn gián tiếp, giúp nhà quản lý có những câu hỏi phù hợp và thu về dữ liệu chính xác nhất.



Sau đây là 36 câu hỏi bạn cần phải sử dụng trong bản khảo sát ý kiến của nhân viên:









Để đánh giá về mặt tổng thể, nhân viên cảm thấy như thế nào:



Các vấn đề phát sinh tại nơi làm việc rất khó để phát hiện ra. Mà khi các vấn đề đó, dù chỉ là một vấn đề nhỏ, nếu không được xử lý, chúng sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến mức độ gắn kết của nhân viên. Hãy sử dụng các câu hỏi dưới đây để khắc phục vấn đề khi nó còn trong trứng trước khi nó biến thành một cơn ác mộng.







Bạn thích điều gì nhất khi làm việc ở đây? Con người, tính chất công việc… – câu hỏi này nêu bật những khía cạnh tuyệt vời của công ty bạn.




Bạn có cảm thấy có sự kết nối với đồng nghiệp? Đồng nghiệp là một hệ thống hỗ trợ quan trọng tại nơi làm việc, vì vậy hãy chắc chắn rằng mỗi nhân viên đều cảm thấy như họ là một phần của sự kết nối đó.




Lí do đầu tiên khiến bạn muốn làm việc tại Công ty này? Tìm hiểu điều gì khiến bạn muốn gắn bó cùng công ty, để tiếp tục nêu bật điều đó trong quá trình tuyển dụng.




Trong thang điểm từ 1 đến 10, bạn cảm thấy hài lòng tới mức nào về công việc của mình? Thăm dò xem nhân viên đang ở trên chín tầng mây hay đã rơi xuống hố.




Bạn muốn đạt được thành tựu gì trong tương lai? Tìm hiểu nhu cầu, định hướng của nhân viên để xác định biết nhân viên sẽ gắng bó cùng công ty trong bao lâu và công ty có thể làm gì để hỗ trợ nhân viên.




Bạn thích điều gì nhất ở người sếp trước đây? Nếu có phương pháp thực hiện hiệu quả tại một công ty khác, ai bảo là sẽ không hiệu quả ở công ty bạn?




Bạn có cảm thấy vai trò của mình có một sứ mệnh? Mọi người, đặc biệt là thế hệ Y, muốn cảm thấy như họ sống có mục đích và công việc của họ tạo ra tác động tích cực đến thế giới.




Trong 6 tháng vừa qua, bạn đạt được những thành tựu gì? Tìm hiểu xem nhân viên của bạn có cống hiến cho công việc không, mà không nhận được bất kỳ sự ghi nhận nào cho sự cố gắng của họ




Bạn muốn được đào tạo theo hình thức nào để đạt được mục tiêu nghề nghiệp? Nhân viên muốn gắn kết với công ty nuôi dưỡng sự phát triển của nhân viên, vì vậy hãy tìm hiểu loại đào tạo phù hợp với nhân viên của bạn.




Bạn có cảm thấy nhân viên trong công ty tôn trọng lẫn nhau? Không có gì khiến nhân viên cảm thấy mất giá trị hơn là bị đồng nghiệp coi thường.




Trong thang điểm từ 1 đến 10, bạn đánh giá mức độ thử thách trong công việc hàng ngày của bạn? Mọi người dễ cảm thấy nhàm chán với sự lặp lại hàng ngày, vì vậy hãy đảm bảo rằng có đủ sự đa dạng trong khối lượng công việc của họ.




Thành tích gần đây nhất trong công việc của bạn là gì? Nếu một nhân viên không có thành tích gì để kể, bạn nên lo lắng vì rất có thể họ không phải là người cảm thấy hài lòng trong công việc.




Trong thang điểm từ 1 đến 10, bạn đánh giá mức độ cân bằng giữa cuộc sống và công việc của bạn. Cân bằng giữa cuộc sống và công việc có tác động rất lớn đến sức bền – những nhân viên thường cảm thấy kiệt sức sẽ không tồn tại được lâu.




Điều gì tạo động lực cho bạn để cống hiến cho công việc? Tìm hiểu những gì thực sự thúc đẩy nhân viên của bạn bỏ ra 200% công sức của họ, để bạn có thể tìm ra cách tạo động lực cho nhân viên.




Bạn cảm thấy những chương trình thưởng, ghi nhận ở công ty phản ánh chính xác hay chỉ là giả tạo, ép buộc? Nhiều tổ chức có chương trình công nhận, nhưng hầu hết trong số họ cảm thấy giả tạo và bị ép buộc với nhân viên.




Bạn có cảm thấy bản thân mình đang phát triển một cách chuyên nghiệp tại công ty này? Nhân viên muốn làm các công việc sẽ giúp họ phát triển trong sự nghiệp; hãy chắc chắn rằng bạn không bắt buộc mọi người phải đi theo con đường mà họ không muốn đi.




Nhân viên cảm thấy như thế nào về công ty?



Bạn muốn biết hiệu quả của văn hóa công ty? Hãy sử dụng các câu hỏi sau để đánh giá xem nhân viên của bạn cảm thấy thế nào về văn hóa công ty và tìm hiểu xem họ có thể đưa ra bất kỳ ý tưởng sáng tạo nào cho công ty không.







    Bạn có cảm thấy vui khi làm việc tại đây? Một môi trường làm việc buồn tẻ có thể khiến thời gian dài lê thê, nhưng một môi trường vui vẻ (tức là có những đồng nghiệp tuyệt vời và hỗ trợ) thực sự có thể thúc đẩy mọi người đi xa hơn.




    Theo bạn, điểm mạnh lớn nhất mà công ty nên tập trung phát triển là gì? Công ty của bạn có đang làm tốt điều gì không? Hãy tìm hiểu xem điểm mạnh đó là gì và tập trung hơn vào điều đó.




    Bạn có nghĩ rằng công ty của bạn có mục tiêu lớn hơn tiền bạc? Mọi người, đặc biệt là thế hệ Y, muốn làm việc cho một công ty tạo ra tác động tích cực đến thế giới.




    Nếu cần cải thiện một điều thì đó là gì? Tiếp nhận nhân viên mới, đánh giá hiệu quả công việc, quản lý – thăm dò những điểm cần cải thiện ở công ty.




    Bạn có cảm thấy công ty hỗ trợ bạn trong sự phát triển nghề nghiệp? Cơ hội phát triển có thể quyết định việc ở lại hay ra đi của nhân viên.




    Nếu dùng một từ để diễn tả văn hóa của Công ty thì đó là gì? Bạn sẽ ngạc nhiên về những gì nhân viên của bạn nói về văn hóa.




    Một số đề xuất của bạn để cải thiện giao tiếp ở công ty. Hãy tìm hiểu cách bạn có thể giúp cải thiện và hợp lý hóa quy trình.




    Điều gì ở công ty khiến bạn chưa hài lòng? Là một nhà lãnh đạo, bạn không thể không nhận thức những trở ngại (lớn hoặc nhỏ) đang cản trở năng suất của nhân viên.




    Hãy nhắm mắt lại và nêu các giá trị cốt lõi của công ty. Giá trị tổ chức là bản đồ lộ trình của công ty và nhân viên cần phải hướng về đó để giữ cho văn hóa được liên kết.




    Nếu có một điều bạn muốn công ty tiếp tục thực hiện, thi đó là gì? Có điều gì được thực hiện tốt ở công ty? Tìm hiểu làm thế nào để nhân rộng điều đó.




    Hãy đánh giá mức độ hiệu quả của hoạt động xây dựng đội nhóm ở công ty. Hãy tìm hiểu xem hoạt động xây dựng đội nhóm có thực sự hiệu quả với nhân viên của bạn không.




    Bạn có sẵn sàng giới thiệu cho ai đó vào công ty làm việc không? Nếu nhân viên của bạn hài lòng với công việc và văn hóa công ty, họ sẽ nói có.




    Trải nghiệm những ngày đầu tiên làm việc của bạn có hiệu quả không? Để thiết lập thành công, bạn cần đặt nền tảng phù hợp trong những ngày đầu tiên.




Nhân viên cảm thấy như thế nào về đội ngũ lãnh đạo:







    Trong thang điểm từ 1 đến 10, đánh giá khả năng của quản lý trực tiếp trong việc ghi nhận đóng góp của bạn trong công việc. Mọi người muốn được đánh giá cao trong công việc, và chỉ cần hai tuần không được công nhận là đủ để làm cho một nhân viên cảm thấy không có giá trị. Tìm hiểu xem cấp quản lý có thiếu sót trong việc ghi nhận đóng góp của nhân viên.




    Đội ngũ quản lý có đưa ra mục tiêu rõ ràng? Mục tiêu giúp định hình phương hướng cho công ty, vì vậy nếu không có mục tiêu rõ ràng, nhân viên cũng không có mục tiêu trong công việc của mình.




    Hãy đánh giá khả năng của quản lý trực tiếp trong việc hỗ trợ mục tiêu phát triển của bạn. Tăng trưởng chuyên nghiệp là một chiến lược duy trì.




    Bạn có cảm thấy thoải mái trong việc phản hồi lại cho quản lý trực tiếp? Hãy chắc chắn rằng các nhà lãnh đạo trong tổ chức của bạn có thể tiếp cận và tiếp nhận phản hồi.




    Bạn có cảm thấy được quản lý trực tiếp tôn trọng? Không có gì khiến một nhân viên nghỉ việc nhanh hơn là một người quản lý không coi trọng nhân viên.




    Bạn có cảm thấy có sự thay đổi tích cực ở công ty kể từ khi công ty bắt đầu thu thập thông tin khảo sát ý kiến của nhân viên? Khảo sát nhưng không có động thái gì thì chẳng khác gì không khảo sát.




    Đội ngủ quản lý có truyền đạt tốt các thông tin về tình hình của công ty cho nhân viên? Tìm hiểu xem đội ngũ quản lý của bạn có đang làm tốt trong việc truyền đạt thông tin tình hình công ty cho nhân viên hay không.




Tóm lại, nếu bạn thực sự muốn biết nhân viên của bạn đang cảm thấy như thế nào, bạn nên vứt bỏ tất cả những câu hỏi truyền thống kiểu đúng hay sai, có hay không. Hãy sử dụng một phần hoặc toàn bộ các câu hỏi kể trên để đánh giá mức độ gắn kết của nhân viên, văn hóa, và hiệu quả làm việc của đội ngũ quản lý.



Nguồn: cas.mcg.vn



The post 36 câu hỏi khảo sát nhân viên giúp nhà quản lý thu về kết quả đúng nhất appeared first on VnResource Blog.





36 câu hỏi khảo sát nhân viên giúp nhà quản lý thu về kết quả đúng nhất