VnResource Blog

vnresource blog

http://vnresource.vn

17 đặc điểm tiêu biểu của một nhà lãnh đạo xuất sắc

Bạn đang phấn đấu trở thành một người sếp tài ba, tâm lý và được nhân viên yêu quý, kính trọng? Để xác định mục tiêu dễ hơn, bạn kiểm tra xem mình đã làm tốt điểm và cần cố gắng gì với 17 đặc điểm dưới đây nhé!



1. Xem nhân viên là yếu tố nòng cốt



Công ty sẽ không thể phát triển nếu không có đội ngũ nhân viên có tâm, có tài. Đối xử tốt, trân quý nhân viên đồng nghĩa với việc bạn có một đội ngũ nhân sự trung thành, luôn cống hiến hết mình vì công ty.



2. Luôn công khai khen ngợi nhân viên



Bất cứ nhân viên nào cũng muốn nhận được lời khen ngợi từ người lãnh đạo của mình khi họ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Đó không phải là lời nói vô bổ, hành động này thể hiện sự tín nhiệm, tin tưởng của bạn đối với nhân viên của mình. Bất cứ nhân viên nào cũng muốn nhận được lời khen ngợi từ người lãnh đạo của mình khi họ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Đó không phải là lời nói vô bổ, hành động này thể hiện sự tín nhiệm, tin tưởng của bạn đối với nhân viên của mình.











Vì vậy, một nhà quản lý thông minh luôn biết sử dụng lời khen đúng nơi, đúng lúc, họ biết trao tặng những lời nói tuyệt vời để thúc đẩy tinh thần làm việc của cấp dưới.



Vì vậy, một nhà quản lý thông minh luôn biết sử dụng lời khen đúng nơi, đúng lúc, họ biết trao tặng những lời nói tuyệt vời để thúc đẩy tinh thần làm việc của cấp dưới.



3. Phê bình một cách riêng tư



Làm sai thì phải bị nhắc nhở, đó là quy luật tất yếu. Thế nhưng, là sếp, bạn phải hiểu rằng giới hạn chịu đựng của con người là có giới hạn, những lời khiển trách của bạn sẽ khiến nhân viên cảm thấy tổn thương, xấu hổ trước mặt đồng nghiệp.



Do đó, bạn không nên phê bình nhân viên công khai, hãy nhẹ nhàng khéo léo nhắc nhở để họ ngày một tiến bộ hơn.



4. Giúp nhân viên nhận thức rõ vai trò của mình trong tổ chức



Bạn cần phân tích rõ cho nhân viên biết việc làm của họ có ích thế nào cho chính họ và cho cả công ty. Nhìn thấy vị trí của mình, hiểu được mục tiêu chung sẽ giúp nhân viên dễ dàng gặt hái “quả ngọt” hơn.



5. Trao quyền cho nhân viên



Ôm hết việc vào mình là một quyết định sai lầm của nhà quản lý, nó sẽ khiến bạn thêm phần mệt mỏi, công việc không được như ý. Tốt nhất bạn hãy học cách trao quyền cho nhân viên cấp dưới, được lãnh đạo tin tưởng họ sẽ tập trung hết sức, có trách nhiệm với công việc hơn.



6. Sẵn sàng hỗ trợ nhân viên









Làm lãnh đạo không có nghĩa là bạn chỉ ngồi im, chỉ tay 5 ngón, bắt nhân viên phục tùng theo ý kiến của mình. Một người lãnh đạo tuyệt vời là người sẵn sàng trở thành bạn đồng hành tin cậy của nhân viên trong công việc, hỗ trợ cho họ trong lúc cần thiết.



7. Biết cách gắn kết nhân viên



Trong công ty sẽ không tránh khỏi việc nhân viên đấu đá, ganh đua với nhau, những mối bất hòa nhỏ tích tụ dần sẽ tạo nên mối nguy lớn. Bạn nên sớm nhận thức được những vết rạn này và có sự điều chỉnh phù hợp: tổ chức dã ngoại, phân chia lại công việc, chuyện trò để hiểu nhân viên hơn…



8. Quan tâm chân thành



Lạnh lùng, kẻ cả, khinh bỉ cấp dưới là những thái độ, hành vi tiêu cực không được có ở người quản lý. Ngược lại, bạn phải là người đầu tiên quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần của nhân viên: biết ngày sinh nhật, hoàn cảnh gia đình, thường xuyên động viên khi cấp dưới gặp khó khăn…



9. Nhất quán trong hành xử



Là một người lãnh đạo, lời nói và việc làm của bạn phải đi đôi với nhau. Ngoài ra, bạn cũng phải đối xử công bằng với tất cả nhân viên của mình, có như vậy, bạn mới nhận được sự tôn trọng từ phía nhân viên.



10. Có khả năng dẫn dắt và truyền cảm hứng



Thật tệ khi nhân viên của bạn luôn cảm thấy chán chường, mệt mỏi khi đi làm. Một người sếp tốt luôn biết tạo động lực và truyền cảm hứng cho nhân viên, điều đó sẽ tốt cho công việc và bầu không khí chung.



11. Tư duy tích cực



Sự tiêu cực sẽ làm não bộ luôn ở trong trạng thái trì trệ, hoạt động kém, ngược lại, người sếp có cách nhìn tích cực sẽ dễ dàng nhìn thấy cơ hội phát triển trong khó khăn.



12. Đáng tin cậy









Đáng tin là phẩm chất cần thiết ở nhà lãnh đạo. Sự tin tưởng sẽ là tiền đề tốt nhất để nhân viên nỗ lực hết mình vì công việc chung. Nếu không có lòng tin công ty dù lớn đến đâu cũng sẽ giống như bong bóng xà phòng rất dễ vỡ tan.



13. Đặt ra kì vọng vừa phải



Bạn nên đặt ra những mục tiêu vừa tầm mà nhân viên có thể thực hiện được. Hoang tưởng, đặc mục tiêu ở “trên trời” là sai lầm của khá nhiều nhà lãnh đạo.



14. Công nhận nỗ lực từ nhân viên



Là người quản lý, bạn phải nhìn nhận ra được khả năng và nỗ lực của nhân viên, từ đó, đưa ra chính sách khen thưởng phù hợp.



15. Không sợ thất bại



Trong kinh doanh, đôi khi thất bại là điều không thể tránh khỏi, bạn không nên đổ lỗi cho nhân viên mà cần nhìn nhận, đánh giá sai lầm đó, đưa ra phương hướng giải quyết ổn thỏa nhất.



16. Xuất sắc trong giao tiếp



Giao tiếp là kĩ năng cần có trong mọi ngành nghề, đặc biệt là với nhà quản lý. Đây là chiếc chìa khóa vạn năng mở ra nhiều cơ hội phát triển và hợp tác cho công ty của bạn.



17. Hài hước một cách thông minh



Sự hài hước có thể xoa dịu bầu không khí căng thẳng, khiến nhân viên cảm thấy tích cực hơn, tất nhiên, bạn cần phải sử dụng tính hài hước đúng nơi, đúng lúc, đúng người.



Tất nhiên thật khó để đòi hỏi bạn phải có đầy đủ cả 17 đặc điểm trên, nhưng nếu muốn công ty hoạt động hiệu quả hơn nữa, bạn nên hoàn thiện bản thân theo hướng tích cực.



Nguồn: timviec356



The post 17 đặc điểm tiêu biểu của một nhà lãnh đạo xuất sắc appeared first on VnResource Blog.





17 đặc điểm tiêu biểu của một nhà lãnh đạo xuất sắc

Nhận diện nhân viên lười biếng qua những dấu hiệu đơn giản

Những cá nhân lười biếng thường không được hoan nghênh. Đặc biệt trong môi trường công sở, một cá nhân có thể ảnh hưởng đến tập thể, sự lười biếng của một người có thể sẽ kéo cả tập thể đi xuống, công việc trì trệ, giảm hiệu quả. Là một người quản lý, bạn cần biết cách nhận diện những nhân viên lười này để có biện pháp điều chỉnh phù hợp.



1. Tìm đủ lý do viện cớ cho sự thất bại của mình



Cách một nhân viên đối diện với thất bại sẽ cho thấy họ là người như thế nào. Vì vậy, để tường tận hơn về nhân viên của mình, người quản lý cần quan sát biểu hiện, thái độ của họ trong tình huống này.









Những người lười thường không ý thức được lỗi lầm là do mình. Họ luôn viện cớ đổ lỗi cho đồng nghiệp, cho các yếu tố khách quan. Chính tâm lý đổ lỗi sẽ khiến họ không bao giờ tiến lên được, công việc luôn trì trệ, liên tiếp gặp thất bại.



2. Than vãn thay vì làm việc



Mỗi nhân viên chỉ có 8 tiếng đồng hồ ở công sở để làm việc và phấn đấu. Chính vì thế, những nhân viên thường xuyên than vãn sẽ đánh mất rất nhiều thời gian cho hành động vô bổ này.



Dấu hiệu nhận biệt nhóm nhân viên này khá đơn giản. Họ là những người than vãn bất kể mọi lúc mọi nơi. Một vấn đề nhỏ cũng đủ để khiến họ kêu ca cả ngày: tắc đường, bãi đỗ xe hết chỗ đậu tốt, sếp giao việc khó, đối tác khó tính,…



Đặc biệt, than vãn không giúp họ giải quyết vấn đề. Ngược lại, than vãn chỉ khiến tinh thần tiêu cực, công việc trì trệ hơn thôi.



3. Luôn chậm trễ deadline



Deadline luôn là cụm từ ám ảnh nhất của dân công sở. Người chăm chỉ, có ý thức làm việc sẽ luôn cố gắng hoàn thành công việc đúng thời hạn. Ngược lại, nhân viên lười thường có tâm lý chây ì, “nước đến chân mới nhảy”, đến lúc làm không kịp, họ sẽ tìm đủ lý do biện bạch cho sự trễ hẹn của mình: con ốm, bộ phận khác đưa báo cáo chậm,… Với những nhân viên này, việc chậm trễ là điều thường xuyên. Mặc dù đã hứa hẹn sửa đổi nhưng họ vẫn tiếp tục tái phạm trong các lần kế tiếp.



4. Đổ mọi trách nhiệm lên sếp



Nhân viên lười thì sếp khổ, đó là quy luật tất yếu. Nhân viên lười thường rất ít đưa ra ý kiến cá nhân, sếp chỉ đâu họ sẽ đánh đấy, sai thì sếp chịu. Nếu không dồn ứ lại cho sếp họ sẽ tìm cách thoái thác công việc sang cho những nhân viên khác. Nhìn chung, công việc mà họ phải làm càng ít càng tốt, thế nhưng, chế độ đãi ngộ của họ lại phải ngang bằng mọi người.



5. Hoàn thành công việc một cách hời hợt



Với nhân viên lười, cống hiến là từ ngữ chưa bao giờ có trong suy nghĩ của họ. Họ luôn làm việc cho xong, cho đủ mà thiếu quan tâm đến chất lượng.



Thông thường, những nhân viên này về rất đúng giờ. Kể cả có việc cần giải quyết ngay, họ cũng từ chối ở lại. Những việc sếp giao, họ vẫn làm, nhưng chất lượng chỉ ở tầm trung. Dần dần, khi các đồng nghiệp ngày càng tiến lên thì họ mãi dậm chân tại chỗ. Họ cho rằng mình đang đứng ở vùng an toàn, và cũng không có nhu cầu cải thiện hay thay đổi.









Ngoài ra, còn một nhóm nhân viên tương tự như nhóm trên – đó là những người chỉ làm việc có lợi cho mình, những việc giúp họ “lấy lòng” cấp trên. Còn các công việc phụ trợ họ sẽ cố gắng đẩy hết cho nhân viên mới vào. Tâm lý vụ lợi như vậy khiến họ không bao giờ dồn hết tâm sức vào công việc, mà chỉ hơn thua so bì với người khác. Nhóm nhân viên này thường là người khiến nội bộ xảy ra xích mích.



6. Không cố gắng hoàn thiện bản thân



Có một thực trạng nổi bật tại các công ty tư nhân hiện nay là: cơ hội thăng tiến, tăng lương không tỷ lệ thuận với số năm làm việc. Có những nhân viên làm việc tại công ty rất lâu nhưng mức lương, vị trí đều suy chuyển rất ít.



Không phải là người quản lý không nhận ra năng lực của họ. Điều cốt lõi là họ chưa bao giờ thực sự cố gắng. Công việc hoàn thành ở mức trung bình, chưa bao giờ tham gia vào các khóa đào tạo, kĩ năng, không bao giờ nhận thêm công việc khác để nâng cao chuyên môn. Suốt 3, 4 năm số công việc họ làm vẫn chỉ vỏn vẹn đến vậy, sếp muốn cân nhắc cũng rất khó. Dựa vào sự gắn bó với công ty, nhân viên lười ngày càng nảy sinh tâm lý ỷ lại, mãi dậm chân tại chỗ.



Nhân viên lười thì không có cơ hội phát triển. Họ chính là những người kéo cả bộ máy đi xuống. Để quản lý công ty một cách hiệu quả, người quản lý cần nhận diện được những nhân viên này và có biện pháp điều chỉnh phù hợp: nhắc nhở, tạo động lực, thưởng phạt,…



Nguồn: iconicjob.vn



The post Nhận diện nhân viên lười biếng qua những dấu hiệu đơn giản appeared first on VnResource Blog.





Nhận diện nhân viên lười biếng qua những dấu hiệu đơn giản

Tránh 6 lỗi sau để có một bảng mô tả công việc “triệu like”

Thường xuyên đăng những dòng trạng thái than thở hay nhờ đến sự trợ giúp từ các group tìm việc làm là cách mà một số nhà tuyển dụng thường dùng đến khi số lượng ứng viên không đủ chỉ tiêu cấp trên giao phó. Tuy nhiên, họ không nhận ra rằng nguồn gốc của vấn đề có thể xuất phát từ bản mô tả công việc.



Nếu bản mô tả công việc bạn soạn thảo mắc phải 6 lỗi dưới đây thì dù bạn có đăng tuyển hết lần này đến lần khác, kết quả cũng vẫn chỉ là nhận được “lèo tèo” vài ba bộ hồ sơ ứng tuyển.



1. Nội dung không rõ ràng



Nhà tuyển dụng thường có thói quen khái quát hóa nội dung của bản mô tả công việc, đây là lỗi cần tránh vì có thể gây ra những hiểu lầm không đáng có cho ứng viên.



Chẳng hạn: nếu muốn tìm một ứng viên sáng giá cho vị trí Sales Admin, bạn hãy chỉ tập trung vào Excel chứ đừng viết kiểu chung chung như “Biết sử dụng vi tính văn phòng”. Nếu không, những người chỉ giỏi làm việc trên Word cũng lầm tưởng mà ứng tuyển, điều này gây ra sự bất mãn không hề nhẹ một khi họ bị từ chối trong vòng phỏng vấn chỉ vì kỹ năng sử dụng Excel không như mong đợi. Danh tiếng của công ty cũng phần nào bị ảnh hưởng.



2. Quá sơ sài









Chỉ viết ngắn gọn đôi ba dòng nhằm kích thích sự tò mò của ứng viên là suy nghĩ của rất nhiều nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, bạn có nghĩ rằng điều này sẽ khiến cho ứng viên không hình dung được công việc mình phải làm hay tệ hơn nữa, họ sẽ nghĩ nhà tuyển dụng đang có dấu hiệu lừa đảo?



Một bản mô tả công việc chuẩn cần đáp ứng tối thiểu những thông tin sau đây:



– Tên vị trí cần tuyển



– Tóm tắt các nhiệm vụ chính của công việc



– Liệt kê các yêu cầu về kinh nghiệm, kỹ năng



– Lương và phúc lợi



– Thông tin người liên hệ



Nếu đọc xong bản mô tả công việc mà ứng viên vẫn còn mơ hồ và đặt nhiều dấu chấm hỏi, điều đó đồng nghĩa rằng những nội dung bạn viết chưa thật sự hoàn thiện, bạn cần chỉnh sửa sao cho rõ ràng và khoa học hơn.



3. Quá dài



Khi bạn đang tìm việc và nhìn thấy một tin tuyển dụng dài 2-3 trang giấy thì bạn sẽ phản ứng như thế nào?



Hơn 90% người được hỏi đã khẳng định rằng họ sẽ lướt qua ngay lập tức. Dù chưa biết lương và các chế độ đãi ngộ như thế nào nhưng họ cảm thấy choáng ngợp và “phát hoảng” khi nhìn thấy chi chít những gạch đầu dòng.



Vậy nên, để bản mô tả công việc thu hút được sự chú ý của ứng viên, hãy cố gắng trình bày ngắn gọn nhưng đầy đủ các thông tin quan trọng. Đối với những nội dung không thật sự cần thiết, bạn có thể phổ biến thêm cho ứng viên trong vòng phỏng vấn.



4. Thông tin không chính xác









Đừng cố phóng đại vai trò của công việc hoặc đơn giản hóa các nhiệm vụ, hãy cho ứng viên cái nhìn khách quan về mức độ khó, dễ khi đảm nhận vị trí. Đừng khiến họ đặt kỳ vọng quá cao để rồi lại thất vọng tràn trề khi tìm hiểu sâu về công việc.



5. Có tính phân biệt



Hãy chú ý cách bạn dùng từ khi viết bản mô tả công việc vì chỉ cần một chút thiếu tinh tế, bạn có thể khiến ứng viên cảm thấy không được tôn trọng. Chẳng hạn: nếu bạn dùng từ “Thư ký Giám đốc” thì vị trí này sẽ được mặc định là dành riêng cho nữ giới, trong khi đó, nếu sử dụng từ “Trợ lý Giám đốc” thì cả nam và nữ đều có thể ứng tuyển được.



Không ứng viên nào muốn bị phân biệt đối xử và mất đi cơ hội, họ luôn mong muốn nhà tuyển dụng đánh giá công bằng dựa trên năng lực chứ không phải là giới tính.



6. Văn phong thể hiện sự tiêu cực



Là một nhà tuyển dụng chuyên nghiệp, hãy thể hiện thái độ trung lập khi viết bản mô tả công việc, đừng khiến ứng viên có cảm giác như bị “tát nước vào mặt” sau khi đọc những gì bạn viết.



Ví dụ: Khi bạn đã xác định chỉ chọn những người có kinh nghiệm 7 năm trở lên cho vị trí Sales Manager, những ứng viên không đáp ứng được điều kiện này sẽ không được xem xét phỏng vấn thì bạn có thể ghi chú thêm một dòng cuối bản mô tả công việc “Vì thời gian có hạn nên chúng tôi chỉ liên hệ với ứng viên được chọn”. Đừng chọn cách diễn đạt tiêu cực như “Những hồ sơ nào không có đủ 7 năm kinh nghiệm sẽ bị loại ngay lập tức”



Bản mô tả công việc thể hiện phần nào tính cách, năng lực của nhà tuyển dụng và thương hiệu của công ty. Là người đóng vai trò chủ đạo trong việc tìm kiếm nhân tài, bạn tuyệt đối không được làm việc cẩu thả, thiếu trách nhiệm. Hãy trau dồi kỹ năng nghiệp vụ, cập nhật những xu hướng tuyển dụng mới nhất và đừng quên bắt tay vào hoàn thiện bản mô tả công việc “triệu like”.



The post Tránh 6 lỗi sau để có một bảng mô tả công việc “triệu like” appeared first on VnResource Blog.





Tránh 6 lỗi sau để có một bảng mô tả công việc “triệu like”

Làm ngay 7 việc này mỗi ngày để có một bộ não thông thái

Một bộ não thông thái sẽ giúp bạn rút ngắn thời gian làm việc, tăng hiệu suất và chất lượng công việc. Vì vậy, mỗi ngày bạn nên áp dụng những phương pháp nho nhỏ để gia tăng khả năng thông thái của não bộ.



1. Thiền định



Cuộc sống có rất nhiều áp lực, khiến bạn thường xuyên cảm thấy mệt mỏi hay căng thẳng. Hãy tìm đến thiền định – bộ môn giúp con người đạt tới sự giác ngộ, tĩnh tâm tuyệt đối. Cảm xúc được ổn định, não bộ được thư giãn, tăng khả năng ghi nhớ và tập trung là những lợi ích không nhỏ mà thiền định mang lại. Theo nghiên cứu từ các chuyên gia, những người tập thiền mỗi ngày sẽ có sức khỏe dẻo dai và tuổi thọ trung bình cao hơn người không tập luyện.









Cách thiền rất đơn giản. Bạn chỉ cần chọn cho mình một không gian yên tĩnh, ngồi trên một chiếc đệm dày, giữ thẳng lưng, tập trung vào hơi thở, không suy nghĩ đến bất kì vấn đề gì. Nếu chẳng may mất tập trung, bạn hãy thả lỏng cơ thể và bắt đầu lại một lần nữa. Bạn có thể tự tập ở nhà hoặc đến trung tâm để được giảng viên hướng dẫn và có không gian thoải mái nhất.



2. Sắp xếp lại không gian sống và làm việc



Thực chất, không gian xung quanh có tác động không nhỏ lên tư duy, tình cảm của một người. Một bàn làm việc lộn xộn, bí bách sẽ khiến não bộ trì trệ, khó tìm ra ý tưởng sáng tạo.



Vì vậy để cải thiện khả năng tư duy của não bộ bạn nên sắp xếp lại không gian sống và làm việc quanh mình. Bạn có thể bầy các chậu cây nhỏ xinh, những món đồ yêu thích hay những gam màu tươi sáng… tất cả chúng sẽ mang lại cảm xúc tích cực cho bạn. Ở trạng thái hưng phấn, khả năng làm việc của não bộ đạt ngưỡng cao nhất.



Chính vì thế, các công ty thường đặc biệt chú trọng đến không gian làm việc của nhân viên. Ngoài việc bố trí bàn ghế phù hợp, chọn tầm view đẹp, người quản lý còn thường treo các tấm ảnh nhỏ trên tường với câu nói kích thích khả năng tư duy, sáng tạo và truyền cảm hứng làm việc.



3. Nói lời cảm ơn chân thành với mọi người xung quanh









Một câu bày tỏ lòng biết ơn không chỉ có tác dụng với người nghe mà còn ảnh hưởng tích cực lên người nói. Theo nghiên cứu từ các chuyên gia, nói “cảm ơn” thường xuyên sẽ gúp tinh thần lạc quan hơn, kích thích neuron thần kinh hoạt động hiệu quả. Vì vậy, khi được người khác giúp đỡ, đừng ngại ngần nói câu cảm ơn.



4. Không bao giờ tiết kiệm một lời khen tặng



Những lời khen là một đóa hoa đẹp, tạo hương thơm cho cả người nói và người nghe. Nói lời khen đồng nghĩa với việc bạn chịu khó tìm tòi điểm tốt của người khác, gạt bỏ cảm giác ganh đua, khó chịu. Thường xuyên khen tặng giúp bạn hình thành thói quen tư duy tích cực về cuộc sống và mọi người xung quanh.



5. Học cách đọc hiểu và kiểm soát ngôn ngữ cơ thể



Bên cạnh tiếng nói, ngôn ngữ cơ thể cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giao tiếp hàng ngày. Bạn nên rèn cho mình khả năng đọc vị cảm xúc, tính cách người xung quanh qua ngôn ngữ cơ thể. Điều này buộc não bộ bạn phải hoạt động nhiều hơn, phán đoán nhanh và chính xác hơn. Từ đó bạn có thể sử dụng các phương pháp như sao chép, soi gương chéo… để tạo sự đồng điệu với người đối diện.



6. Rèn luyện khả năng tập trung thông qua việc nhìn đồ vật









Khi bạn tập trung, công việc được giải quyết rất nhanh và hiệu quả. Vì vậy, hãy trau dồi khả năng tập trung của mình mỗi ngày. Cách thực hiện rất đơn giản, bạn chỉ cần ở trong một căn phòng yên tĩnh, tập trung nhìn một đồ vật trong vòng 10 phút. Đó có thể là quyển sách, lọ hoa hay một món đồ chơi. Nếu đang nhìn mà bị sao lãng thì bạn phải nhìn lại từ đầu. Cứ tập dần như vậy, sự tập trung của bạn sẽ tăng lên đáng kể. Không chỉ tốt cho não, phương pháp này còn tốt cho sức khỏe của đôi mắt.



7. Giữ cân bằng cho cảm xúc



Cảm xúc tiêu cực sẽ che mờ lý trí, khiến bạn rơi vào các sai lầm đáng tiếc. Học cách kiểm soát cảm xúc sẽ giúp não bộ của bạn thông thái hơn. Sau một ngày, hãy ghi lại những phản ứng tiêu cực của mình, tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra phương pháp điều chỉnh thích hợp. Sau mỗi lần như vậy, bạn sẽ có phản ứng tốt hơn với sự vật, sự việc.



Chỉ cần thay đổi những thói quen nhỏ trong cuộc sống, não bộ sẽ thông thái và sáng suốt hơn. Nhờ đó công việc, cuộc sống của bạn cũng sẽ trở nên dễ dàng và thuận lợi hơn.



The post Làm ngay 7 việc này mỗi ngày để có một bộ não thông thái appeared first on VnResource Blog.





Làm ngay 7 việc này mỗi ngày để có một bộ não thông thái

Giải lao hiệu quả giúp tăng năng suất gấp bội nếu bạn biết 6 phương pháp dưới đây

Làm việc miệt mài suốt 8 tiếng đồng hồ thực chất không mang lại kết quả tích cực như nhiều người đã nghĩ. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nếu bạn bắt não bộ của mình làm việc liên tục trong nhiều giờ đồng hồ, khả năng tư duy, tập trung và ghi nhớ của não sẽ bị giảm dần theo thời gian.



Thay vào đó, bạn nên dành cho mình một khoảng thời gian giải lao nho nhỏ giữa mỗi công việc. Được nghỉ ngơi đúng mực não bộ sẽ hoạt động tích cực và hiệu quả hơn.



Tùy vào tính chất công việc và thể trạng cơ thể, mỗi người sẽ cần một chế độ nghỉ ngơi riêng biệt. Tuy nhiên, tần suất nghỉ ngơi phù hợp với đa phần mọi người chính là cứ 50 phút làm việc lại nghỉ ngơi 1 lần, mỗi lần kéo dài 10 phút.









Dưới đây là 6 phương pháp giải lao vừa đem lại hiệu quả cao, vừa dễ dàng thực hiện, đặc biệt là đối với dân văn phòng.



1. Ra ngoài ban công hít thở không khí trong lành



Làm việc trong phòng kín sẽ khiến bạn cảm thấy ngột ngạt, bức bối. Vì vậy, trong giờ giải lao, hãy tranh thủ ra ban công hoặc khu vực có trồng cây xanh để hít thở không khí trong lành. Chắc chắn bạn sẽ thấy đầu óc của mình thư giãn và thoải mái hơn rất nhiều. Đây là phương pháp giải lao được dân văn phòng áp dụng nhiều nhất và nó thực sự đem lại hiệu quả đáng trông đợi.



2. Thay đổi tư thế ngồi



Ngồi lâu một chỗ khiến cơ thể bị ì, tê dại và mỏi. Lưng hơi gù xuống, tay chống cằm là biểu hiện của người đã ngồi liên tục hàng tiếng đồng hồ. Lúc này, bạn nên thay đổi dáng ngồi cho thoải mái, duỗi tay, duỗi chân, giãn cơ để giảm nhức mỏi. Bên cạnh đó, đi lại nhẹ nhàng cũng là một biện pháp tốt, phá bỏ trạng thái ù lì của cơ thể.









3. Thư giãn bằng các trò chơi “kích não”



Thay vì dành thời gian giải lao cho những hoạt động vô thưởng vô phạt như lướt facebook, lướt zalo… thì bạn có thể sử dụng các trò chơi “kích não” để giải tỏa căng thẳng: giải câu đố, giải ô chữ, đoán từ tiếng anh, xoay rubik… Đây đều là những hoạt động tốt cho khả năng tư duy và ghi nhớ của bạn.



Nếu không thích các trò chơi này, bạn có thể nhe nhạc không lời, vẽ tranh, tô màu… tùy theo sở thích cá nhân. Mỗi người sẽ có một phương pháp giải trí phù hợp khác nhau.



4. Sắp xếp và trang trí lại góc làm việc



Dọn dẹp cũng là một cách giải tỏa căng thẳng hiệu quả. Trong giờ giải lao, bạn nên tranh thủ sắp xếp lại góc làm việc của mình, vừa ổn định tâm trạng vừa tạo thuận lợi cho công việc sau này. Bạn hãy vứt bỏ tất cả những thứ không cần thiết vào trong thùng rác, sắp xếp lại tài liệu theo thứ tự ưu tiên, bày thêm một bình hoa nho nhỏ… Nhìn thành quả dọn dẹp, chắc chắn bạn sẽ thấy tinh thần phấn chấn hẳn lên, có thêm động lực và sức sáng tạo để làm việc.



5. Tương tác với đồng nghiệp



Thay vì cứ ôm khư khư cảm giác mệt mỏi, chán chường ở trong lòng tại sao bạn không thử giải tỏa cùng đồng nghiệp? Cùng nhau nhâm nhi ly café nóng hổi, tán ngẫu 1 câu chuyện vui, bàn về một bộ phim hay sẽ giúp cảm xúc của bạn bình ổn hơn rất nhiều, cơn bão stress nhanh chóng bị đánh tan. Ngoài ra, đây cũng là cơ hội tốt để bạn gắn kết nhiều hơn với đồng nghiệp cùng công ty.









Tuy nhiên phương pháp này chỉ nên áp dụng vào giờ giải lao chung của toàn công ty, nếu không, bạn sẽ trở thành kẻ quấy rầy đồng nghiệp, làm nhiễu loạn bầu không khí chung.



6. Dùng quà vặt có lợi cho sức khỏe



Không phải ngẫu nhiên mà dân văn phòng lại thích ăn quà vặt trong giờ, những món ăn nhỏ này giúp họ cảm thấy tập trung, thoải mái hơn. Thay vì sử dụng các loại quà vặt nhiều dầu mỡ, muối tiêu có hại cho sức khỏe như bim bim, kẹo ngọt…, bạn nên sử dụng các loại thực phẩm lành mạnh như hạt macca, quả óc chó, quả hạnh nhân, thanh ngũ cốc… Ngoài ra, bạn cũng nên uống một ngụm nước lớn để cung cấp đủ nước cho cơ thể, đồng thời giúp đầu óc thanh tỉnh hơn. Bạn cũng có thể sử dụng nước lọc, nước trái cây hay sinh tố… chúng vừa ngon vừa tốt cho sức khỏe.



Giải lao là một hoạt động vô cùng cần thiết và càng thêm hữu ích nếu bạn biết sử dụng khoảng thời gian này đúng cách. Bạn hãy thử áp dụng 6 phương pháp giải lao trên đây, chắc chắn hiệu suất và chất lượng công việc sẽ tăng lên bội phần. Đây cũng là cách giải lao thông minh thường xuyên được công ty Nhật áp dụng cho nhân viên của mình.



Nguồn: iconicjob.vn



The post Giải lao hiệu quả giúp tăng năng suất gấp bội nếu bạn biết 6 phương pháp dưới đây appeared first on VnResource Blog.





Giải lao hiệu quả giúp tăng năng suất gấp bội nếu bạn biết 6 phương pháp dưới đây

Tác hại bất ngờ từ “văn phòng không gian mở” đối với tâm trạng và hiệu suất làm việc của nhân viên

Theo một nghiên cứu mới đây, kiểu thiết kế không gian mở này có thể vô tình khiến các nhân viên trở nên khổ sở hơn trong công việc.



01.Trái với niềm tin thông thường, trên nghiên cứu đã chỉ ra rằng văn phòng làm việc mở thực sự làm giảm khả năng giao tiếp giữa các nhân viên đang làm việc cùng nhau:









Ngày nay tại rất nhiều công ty, đang phổ biến loại văn phòng được thiết kế theo kiểu “không gian mở” (open plan office), nghĩa là nơi tập trung nhiều người thuộc các phòng ban khác nhau và làm những việc khác nhau trong cùng một khoảng không gian. Bạn chỉ có cho riêng mình một chiếc bàn làm việc, và chỉ có vậy: không vách ngăn, không màn chắn, không gì cả.



Kiểu thiết kế này được cho là rất phù hợp đối với những công việc cần đến sự sáng tạo. Mà quả thực đúng như vậy, khi cảm hứng, ý tưởng, kế hoạch đều có thể dễ dàng lan truyền đến mọi thành viên trong một không gian mở như vậy.



Tuy nhiên, nó cũng tạo ra những hạn chế. Theo một nghiên cứu mới đây, kiểu thiết kế không gian mở này có thể vô tình khiến các nhân viên trở nên khổ sở hơn trong công việc.



Nghiên cứu được thực hiện bởi các chuyên gia từ Trung tâm nghiên cứu Dịch vụ thuộc Đại học Karlstad, Thụy Điển. Theo tiến sĩ Tobias Otterbring – tác giả nghiên cứu, kiểu văn phòng này khiến con người dễ mất tập trung, không thoải mái và khó xây dựng quan hệ với đồng nghiệp hơn.



Nhóm đã thực hiện khảo sát giữa các mô hình văn phòng và mức độ hài lòng của nhân viên. “Kết quả cho thấy một tương quan tỷ lệ nghịch giữa số lượng nhân viên trong cùng một khoảng không gian và độ hài lòng trong công việc.” – Otterbring cho biết.



Cụ thể hơn, nghiên cứu đã xem xét 2 yếu tố trong một văn phòng làm việc: khả năng giao tiếp dễ dàng với đồng nghiệp, và mức độ hài lòng trên tổng thể.



Kết quả, những nhóm làm việc trong văn phòng không gian mở cỡ nhỏ (3 – 9 người), hoặc cỡ trung (10 – 20 người) cho mức độ ở cả 2 yếu tố đều thấp hơn. Nói cách khác, hiệu quả công việc của họ cũng không cao.









“Các văn phòng không gian mở có thể mang lợi về kinh tế trong ngắn hạn (chi phí thiết lập thấp, hiệu quả công việc ngắn hạn cao hơn…) nhưng những lợi ích này sẽ dần bị xóa nhòa, do mức độ hài lòng của nhân viên tụt xuống rất thấp. Vấn đề ở đây là các doanh nghiệp cần cân nhắc loại hình văn phòng phù hợp với nhân viên, thay vì chỉ tập trung vào hiệu quả kinh phí, độ linh hoạt và năng suất” – Otterbring cho biết.



02.Văn phòng mở – trung bình cứ 3 phút bị mất tập trung một lần:



Trong một nghiên cứu khác do tiến sĩ Nicole Millard – chuyên gia về phân tích dữ liệu – văn phòng không gian mở còn có một yếu điểm khác. Các dữ liệu cho thấy, các nhân viên tại đây thường bị mất tập trung với tần suất rất lớn: 3 phút/lần.



Theo Millard, đấy là yếu điểm rất lớn, vì nó làm giảm hẳn năng suất của nhân viên. Cô cho rằng loại văn phòng này đang “giết chết” những nhân viên “hướng nội” – những người chỉ làm việc hiệu quả được ở môi trường không bị làm phiền và không thích đám đông.



Trên thực tế, sự ra đời của loại văn phòng không gian mở là để nhằm mục đích tăng tinh thần làm việc nhóm và truyền cảm hứng lẫn nhau cho các nhân viên. Tuy nhiên, con người không phải là máy móc, chúng ta chịu sự chi phối của cảm xúc. Khi phải chịu đựng sự tương tác xã hội quá nhiều, vô tình chúng ta lại tách rời nhau, thay vì gắn bó hơn. Kết quả, kiểu văn phòng mở này mang lại tác dụng ngược với mục đích ban đầu của nó.



“Vấn đề của kiểu văn phòng này, ấy là tưởng như nó dành cho tất cả, nhưng thực chất là không phù hợp với ai cả. Chúng ta bị xao nhãng mỗi 3 phút, trong khi luồng suy nghĩ cần đến 8 – 20 phút để quay về guồng cũ.” – Millard cho biết.



Millard tin rằng sự xao nhãng ấy vô tình tạo ra quá trình “chuyển đổi việc” trong não bộ, khiến các công việc đang làm dễ bị quên lãng hơn. Có thể thử lấy ví dụ: Đã bao giờ bạn gập máy tính lại vào cuối ngày, rồi lại phải mở lên vì quên gửi một chiếc email? Nếu có, bạn đang mất tập trung quá nhiều.



03.Vậy chúng ta có nên dẹp bỏ hẳn loại văn phòng “không gian mở” này?



Ồ không, vì sự thực là làm việc nhóm và trao đổi thông tin giữa các phòng ban trong công ty vẫn là những kỹ năng rất cần thiết cho công việc. Thứ chúng ta phải xem lại là không gian làm việc trong văn phòng theo tình trạng công việc và tính cách của từng nhân viên.



Theo Millard, cần phải có sự cân bằng. Các doanh nghiệp – đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ – nên lắng nghe nhân viên, cung cấp cho họ một môi trường phù hợp nhất để làm việc, thay vì đưa ra một mẫu số chung cho tất cả mọi người, để rồi đưa toàn bộ công ty đi xuống.



04.Những câu hỏi giúp bạn đưa ra quyết định:



Câu hỏi 1: Sự sáng tạo hay sự tập trung có vai trò quan trọng hơn đối với công việc của (những) nhân viên này?



– Thuận: Có nhiều người trong một văn phòng làm tăng khả năng sáng tạo của nhân viên.



– Chống: Công việc này có cần nhiều sự sáng tạo không? Cấu trúc của công ty bạn có cho phép sức sáng tạo này được sử dụng có hiệu quả không? Bạn có đang lãng phí năng suất lao động và sự tập trung của nhân viên để đổi lấy sự sáng tạo?



Câu hỏi 2: Bận rộn có đồng nghĩa với năng suất?



– Thuận: Khi nhiều người cùng làm việc trong một văn phòng, các nhân viên buộc phải làm việc chăm chỉ hơn vì những người khác đang nhìn thấy những gì họ làm.



– Chống: Đây là một cách tệ hại để đánh giá hiệu suất. Bận rộn không đồng nghĩa với năng suất làm việc cao. Một người quản lý đánh giá năng lực và hiệu quả làm việc của nhân viên dựa trên sự bận rộn chắc chắn sẽ không đưa ra được đánh giá chính xác.



Câu hỏi 3: Liệu văn phòng mở có hiệu quả về chi phí?



– Thuận: Chúng ta có thể tiết kiệm tiền cho xây dựng và sắp đặt bằng cách thiết kế một không gian mở cho tất cả nhân viên.



– Chống: Bạn tiêu tốn rất nhiều tiền để trả lương cho những nhân viên tài giỏi và rồi đặt họ vào một môi trường luôn làm họ phân tâm, đó có phải là một cách tiết kiệm chi phí?



Câu hỏi 4: Tính chất công việc khác nhau của các nhân viên có ảnh hưởng tiêu cực đến nhau?



– Thuận: Mỗi người đều tập trung làm công việc của mình thôi.



– Chống: Những nhân viên thường xuyên phải giao tiếp (như nhân viên bán hàng qua điện thoại, nhân viên tư vấn, nhân viên chăm sóc khách hàng…) sẽ ảnh hưởng đến những nhân viên mà công việc cần sự tập trung và yên tĩnh (như nhân viên nghiên cứu, nhân viên nhập liệu…)



4 câu hỏi trên sẽ giúp bạn cân nhắc các khía cạnh quan trọng khi quyết định có nên thiết lập văn phòng mở trong công ty của mình hay không, và nếu có thì sẽ thiết lập cho toàn công ty hay chỉ trong một khu vực nhất định.





The post Tác hại bất ngờ từ “văn phòng không gian mở” đối với tâm trạng và hiệu suất làm việc của nhân viên appeared first on VnResource Blog.





Tác hại bất ngờ từ “văn phòng không gian mở” đối với tâm trạng và hiệu suất làm việc của nhân viên

Sếp xử lý thế nào với những nhân viên làm việc kém?

Trong bất kỳ tổ chức, doanh nghiệp hay công ty nào cũng có khả năng tồn tại một số cá nhân làm việc kém hiệu quả. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, và câu hỏi đặt ra là làm sao để giải quyết tình trạng đó? Đây là một trong những công việc khó nhất mà người làm “sếp” phải giải quyết. Nhân viên làm việc kém hiệu quả, thụ động, tắc trách và thiếu cam kết sẽ ảnh hưởng đến sức sống của toàn bộ công ty. Trước khi sa thải một nhân viên làm việc không tốt thì chúng ta nên cân nhắc ở một góc độ nào đó rằng cá nhân này đã được chính công ty tuyển chọn dựa trên kinh nghiệm, năng lực và thái độ của anh ta. Dưới đây là 4 bước giúp lãnh đạo xem xét tiếp cận quản lý con người và giúp nhân viên đó không bị lạc đường và quay lại guồng quay làm việc của cả công ty.









1. Nói chuyện trực tiếp và đưa ra những phản hồi về việc không hiệu quả



Đầu tiên, bạn không nên khiển trách hoặc nổi nóng. Luôn luôn nhận thức được bạn là cấp trên, điều quan trọng không phải là chứng minh nhân viên của bạn sai mà là giúp anh ta nhận ra lỗi sai và cùng tìm cách sữa chữa nó. Khi nóng giận bạn sẽ dễ đưa ra những quyết định sai lầm, bạn chỉ có thể xử lí tình huống thông minh với một cái đầu lạnh. Nóng giận, quát tháo hay tranh cãi tay đôi là điều tối kỵ, chúng sẽ làm xấu hình ảnh của bạn trong mắt nhân viên cũng như khiến người nhân viên đó mang thái độ hằn học, tự ái trong công việc hoặc tệ hơn là phớt lờ luôn lỗi sai của họ.



Tiếp theo, bạn nên khách quan nói ra chất lượng công việc của người đó đã đi xuống như thế nào. Hãy nói về những gì cần thay đổi, cách làm việc để tạo hiệu suất, sự khích lệ có lẽ được chào đón hơn



2. Lắng nghe quan điểm của nhân viên và tìm ra lý do



Giao tiếp là cách tốt nhất để đôi bên cùng trao đổi và lắng nghe quan điểm lẫn nhau. Hãy để nhân viên thoải mái giải trình lý do của sự lơ là, kém chất lương trong công việc. Và tất nhiên với vai trò là sếp, bạn cũng phải tìm hiểu về những nguyện vọng của nhân viên mình để đảm bảo họ đã làm đúng vị trí,đúng năng lực. Tìm ra mọi nguyên nhân là việc rất quan trọng.



3. Đặt ra mục tiêu cụ thể và theo dõi



Cùng nhân viên phác thảo về mục tiêu cụ thể và cố vấn cho nhân viên làm sao để có hiệu suất làm việc tốt nhất, việc này không chỉ giúp giải quyết vấn đề hiện tại và còn tạo điều kiện để bạn hiểu nhân viên của mình, xây dựng mối quan hệ giữa sếp và nhân viên. Thảo luận với nhân viên rằng họ muốn cải thiện như thế nào, muốn gặt hái học hỏi thêm điều gì; và đưa cho họ một kế hoạch cụ thể về công việc, cam kết thực hiện nó. Khi đã thiết lập ra mục tiêu, hãy theo dõi tiến độ, đảm bảo nhân viên đang đi đúng hướng và đúng thời điểm. Một người quản lý giỏi sẽ luôn có trách nhiệm theo sát và nắm rõ nhân viên của mình.









4. Công nhận và khen thưởng



Chúng ta là những sinh vật dễ bị ảnh hưởng bởi người khác. Một câu khiển trách nặng nề cũng đủ khiến cho tinh thần của nhân viên suy sụp thì một lời động viên nho nhỏ từ người sếp cũng đủ để khiến anh ta cảm thấy tốt hơn nhiều. Bên cạnh việc góp ý, bạn cần biết công nhận đúng đắn năng lực và giá trị của nhân viên giúp anh ta có động lực làm việc. Việc khen thưởng cũng quan trọng không kém , điều này sẽ thúc đẩy nhân viên có tham vọng và nỗ lực hơn để hoàn thành xuất sắc công việc.



5. Khắt khe giải quyết vấn đề nếu tình trạng kém hiệu quả lặp lại



Nếu một nhân viên liên tục phạm lỗi sai, điều đó chứng tỏ anh ta không thật sự nỗ lực cho công việc. Nếu như không ngăn chặn sớm sẽ để lại những hậu quả rắc rối. Để một ai đó rời khỏi doanh nghiệp là điều không ai muốn và đó là phương án cuối cùng, nhưng nếu nhân viên đó thực sự không cải thiện thì việc sa thải là cần thiết. Bởi một cá nhân hay một tập thể nếu muốn phát triển lên cao thì không thể thiếu kỷ luật. Nếu thực hiện tốt, sự nghiêm khắc, kỷ luật của bạn sẽ trở thành vành đai giúp cho các nhân viên không thể vượt qua giới hạn, điều này sẽ tạo sự phát triển bền vững cho công ty.



Dù bạn là quản lý của một team, đang điều hành một công ty nhỏ hay chủ tịch một tập đoàn , thì vấn đề giữa sếp và nhân viên sẽ không bao giờ chấm dứt. Điều quan trọng là hãy bình tĩnh xem xét và đánh giá vấn đề chung một cách khách quan để từ đó tìm ra giải pháp có lợi nhất cho cả đôi bên. Hy vọng trên đây là những gợi ý sẽ giúp được phần nào cho bạn.



Nguồn: iconicjob.vn



The post Sếp xử lý thế nào với những nhân viên làm việc kém? appeared first on VnResource Blog.







Related Post

















Thể hiện trách nhiệm, làm ra sao?













2 tiêu chí tuyển dụng của “bà hoàng ngành tr...













Bạn là người hướng nội hay hướng ngoại...













Học cách CEO xây dựng văn hóa tin tưởng lẫn nhau...









// div' });

});

//]]>



Sếp xử lý thế nào với những nhân viên làm việc kém?

25 điều nhỏ nhoi mang lại niềm vui cho bạn nơi làm việc

Có những điều nhỏ nhoi sẽ làm bừng sáng cả một ngày làm việc của bạn như: thái độ của đồng nghiệp, cách tổ chức không gian làm việc hoặc những bất ngờ ngẫu nhiên mà đồng nghiệp dành cho bạn có thể khiến mỗi ngày làm việc trở nên thú vị hơn bao giờ.



Những điều nhỏ nhoi làm bạn cảm thấy vui vẻ nơi làm việc







Đồng nghiệp thân thiện







Mọi thứ hẳn trở nên tốt hơn khi bạn có những đồng nghiệp tốt để làm việc cùng?













    Làm những việc có ý nghĩa cho chính mình







Công việc hiện tại của bạn là phương tiện giúp bạn trả tiền thuê nhà và những hóa đơn hằng tháng, thực tế bạn vẫn đang phải nỗ lực để hướng tới một cơ hội việc đáng mơ ước trong tương lai. Làm tốt những việc hiện tại để nhận được những đánh giá cao cũng là những dấu hiệu cho thấy bạn đang phát triển và tiến gần đến ước mơ hơn, đó cũng chính là động lực mang lại cho bạn niềm vui mỗi ngày.







    Góp ý mang tính xây dựng







Phần quan trọng nhất trong công việc của bạn là những góp ý từ những người xung quanh. Bất kể đó là tích cực hay tiêu cực (và sau đó bạn sẽ biết những gì bạn phải thay đổi), những góp ý là một công cụ rất quan trọng để đo lường chất lượng công việc của bạn. Những góp ý mang tính xây dựng sẽ cho bạn những ý tưởng để cải thiện, điều đó có thể biến ngày của bạn thành một ngày rất năng suất và vui vẻ.







    Nụ cười của đồng nghiệp







Một nụ cười luôn tạo cho người ta cảm giác thoải mái và một ngày dường như sẽ tốt hơn khi bạn được đồng nghiệp vây quanh với những nụ cười và sẵn sàng giúp đỡ bạn bất cứ lúc nào hoặc chỉ để quan tâm, an ủi khi bạn cảm thấy không ổn.







    Có một người cố vấn







Một người cố vấn không chỉ là một giáo viên mà còn là người truyền cảm hứng cho bạn, người mà bạn muốn học hỏi, lấy được bí quyết công việc hay kỹ năng từ họ.







    Một chương trình đào tạo tốt







Tất cả chúng ta đều cảm thấy rất có động lực làm công việc của mình theo cách tốt nhất có thể khi chúng ta có một chương trình đào tạo tốt. Bạn có thể nhận được phản hồi tốt hơn, bạn có thể tập trung hơn vào công việc của mình và bạn có thể cải thiện kỹ năng của mình khi bạn biết bạn sẽ được khen thưởng.







    Các buổi brainstorm













Những lần động não giúp chúng ta thách thức bộ não của mình để đưa ra một núi ý tưởng theo sau, đó là một ý tưởng tuyệt vời duy nhất cho một dự án vừa kiệt sức vừa thư giãn. Mặc dù có vẻ như là một nghịch lý những một lần chú tâm động não thực sự có thể “triệu tập” tất cả sự sáng tạo mà chúng ta có khả năng.







    Những người cởi mở xung quanh







Nếu tất cả những người xung quanh chúng ta điều cởi mở, tất cả chúng ta sẽ cùng đạt được một điều gì đó.







    Những phúc lợi yêu thích







Chúng tôi đặt nghĩ bạn thích cà phê hoặc bữa trưa miễn phí, hoặc những thứ miễn phí có trong phúc lợi của bạn. Hoặc bạn sẽ thích phòng tập thể dục miễn phí hoặc bãi đậu xe miễn phí. Ngày càng có nhiều nhà tuyển dụng đang chọn cung cấp dịch vụ như cà phê miễn phí trong văn phòng, thẻ member cho phòng tập thể dục hoặc các khoản trợ cấp, bữa trưa hoặc các lợi ích khác…



Môi trường làm việc thân thiện







    Chơi game vào giờ nghỉ trưa







Nghỉ ngơi một lần trong suốt một thời gian là chìa khóa để thành công. Vì vậy, tại sao bạn không tận dụng thời gian rảnh rỗi để thư giãn các tế bào não và giúp cơ thể “hồi sinh”?













    Một căn phòng được thiết kế dành riêng cho vui chơi







Môi trường làm việc của bạn sẽ hạnh phúc hơn nếu bạn chỉ có một phòng cho mục đích giải trí? Một căn phòng đầy những trò chơi mà bạn có thể để lại những căng thẳng phía sau?







    5’ thư giãn







Thời gian nghỉ ngắn trong 5’ đến 10’ để thư giãn và hít thở cho bạn một khoảng thời gian tuyệt vời để dành cho bản thân, trong khoảng thời gian đó, bạn có thể nghĩ về một số việc cá nhân hay đơn giản là nhắm mắt và lấy lại sự minh mẫn cho não bộ để tiếp tục giải quyết công việc.







    Một máy tính được lau chùi sạch sẽ và một hình nền đẹp







Để có năng suất, chúng ta cần phải được tổ chức. Điều tương tự áp dụng cho bàn của bạn, các file tập tin của bạn và máy tính của bạn. Một không gian làm việc sạch sẽ mang đến cho bạn một cú hích tuyệt vời khi bạn muốn bắt đầu những công việc hoặc nhiệm vụ mới. Và một hình nền đẹp cũng sẽ có thể mang lại một nụ cười nhẹ trên khuôn mặt.







    Những không gian bên trong văn phòng được thiết kế hợp lý







Những bức tường trắng và những chiếc ghế không thoải mái là một điểm trừ lớn khi cần khơi gợi sự sáng tạo. Nếu bạn vẫn đang có những cuộc brainstorm không mang lại hiệu quả thì những góc văn phòng nhàm chán cũng có thể là một lý do. Một căn phòng đầy màu sắc, với tất cả các loại hình ảnh truyền cảm hứng trên tường, một chiếc ghế thoải mái và một tấm thảm vui nhộn sẽ khởi động trí tưởng tượng hoang dã của bạn.







    Làm việc với những công cụ “tốt” (hệ thống mạng nhanh, máy tính xách tay/PC hoạt động tốt …)







Điều gì có thể làm cho bạn hạnh phúc hơn khi làm việc với đầy đủ các dụng cụ tiện lợi? Một máy tính xách tay cá nhân mượt mà, một bộ văn phòng phần đầy đủ khi cần,… – tất cả những điều nhỏ nhặt này là những chi tiết có thể thay đổi việc một ngày của bạn diễn ra như thế nào.







    Một chiếc ghế thoải mái







Ngồi ở bàn làm việc cả ngày có thể có những ảnh hưởng tiêu cực lâu dài đến sức khỏe của bạn. Và như tất cả chúng ta đều biết, những người không khỏe mạnh không hạnh phúc. Một chiếc ghế khiến bạn cảm thấy thư giãn có thể khiến công việc trở nên thú vị hơn, đặc biệt là khi thực hiện các công việc lặp đi lặp lại. Và đây có phải là một lý do tuyệt vời để hạnh phúc?







    Một cuốn sách







Một cuốn sách được tìm thấy trên bàn của bạn vào buổi sáng sẽ làm bạn tò mò, phấn khích để khám phá ngay khi có thời gian, nó sẽ giúp bạn mỉm cười cả ngày, chỉ chờ về nhà và bắt đầu đọc.



Những điều tốt đẹp cho tâm trạng của bạn













    Học tập mỗi ngày







Cho dù đó là theo kịp các sự kiện hiện tại, một sở thích hoặc sở thích mới hay đơn giản là bất kỳ ý tưởng mới nào, dành một ít thời gian để học một cái gì đó mới mỗi ngày là một cách tuyệt vời để thêm vào kiến ​​thức cá nhân của bạn.







    Tách cà phê ngon hoặc trà







Một tách trà hoa nhài thơm ngon hoặc một ly cà phê đầy năng lượng với nhiều sữa thực sự có thể là lý do bạn tiếp tục chiến đấu tại văn phòng vào một ngày nhiều mây.







    Nghỉ trưa







Giờ nghỉ trưa cũng rất quan trọng: bộ não của bạn có một khoảng thời gian nhỏ để có thể hít thở và bạn có cơ hội hoàn hảo để nếm thứ gì đó tốt để làm sáng tâm trạng và nuôi dưỡng não của bạn.







    Những bảng nhạc hay







Âm nhạc thư giãn cho những ngày yên tĩnh, tiếng bước chân nhẹ nhàng cho những khoảnh khắc lười biếng và Lana del Rey mãi mãi là một trong những đồng nghiệp yêu thích của tôi. Và cô ấy luôn luôn đúng.







    Chia sẻ đồ ăn cùng đồng nghiệp







Nghe có vẻ lạ nhưng điều gì có thể tốt hơn khoảnh khắc đặc biệt đó khi một trong những đồng nghiệp của bạn mang một hộp đầy sôcôla hay trái cây từ quê nhà và chia sẻ cùng mọi người.







    Khoảng thời gian yên tĩnh nơi bạn ở một mình trong văn phòng







Bạn có biết những khoảnh khắc khi bạn là người duy nhất trong văn phòng (hy vọng không phải sau giờ làm việc), và bạn đang nhìn xung quanh và không có ai cả? Tận dụng những thời gian hiếm hoi ấy để nghĩ về những giờ làm việc, những task cần cho công việc ngày mai,…







    Lịch trình / giờ giấc linh hoạt







Linh hoạt trong giờ giấc làm việc, có thể rời khỏi văn phòng bất cứ khi nào cũng là một điều khiến bạn cảm thấy tự do, vui vẻ trong công việc.







    Những trò đùa vui vẻ và đi chơi vào mỗi thứ sau







Thứ sáu là một ngày kỳ diệu khi các đồng nghiệp cởi mở và sẽ thư thả thời gian hơn cho những trò đùa hài hước và mọi người có thể tụ họp ăn uống, tán gẫu vào cuối tuần để chia sẽ về công việc, cuộc sống.



Những điều nhỏ nhoi khác làm bạn hạnh phúc trong công việc là gì?



Nguồn: gethppy.com



The post 25 điều nhỏ nhoi mang lại niềm vui cho bạn nơi làm việc appeared first on VnResource Blog.







Related Post

















Cách tuyển dụng coder độc nhất vô nhị từ Google...













Liệu nhân viên nghỉ việc là do quản lý và chính sá...













3 cạm bẫy điển hình trong công tác quản lý nhân sự...













Bí quyết thành công của nhà quản trị nhân sự...









// div' });

});

//]]>



25 điều nhỏ nhoi mang lại niềm vui cho bạn nơi làm việc

Các trường hợp được tạm ngưng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

Bạn đọc có email lengocqux@xx hỏi: Công ty tôi đang gặp khó khăn về tài chính. Xin hỏi, trong trường hợp này, công ty tôi có được tạm dừng đóng báo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động không? Nếu có thì thời gian được tạm dừng là bao lâu?



Luật gia Phạm Thị Hằng, Công ty Luật TNHH YouMe trả lời:



Điểm a) Khoản 1 Điều 88 Luật Bảo hiểm xã hội quy định:









1. Tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất được quy định như sau:



a) Trong trường hợp người sử dụng lao động gặp khó khăn phải tạm dừng sản xuất, kinh doanh dẫn đến việc người lao động và người sử dụng lao động không có khả năng đóng bảo hiểm xã hội thì được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất trong thời gian không quá 12 tháng;



Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều 16 Nghị định 115/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định:



Tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Điều 88 của Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:



1. Các trường hợp tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất:



a) Tạm dừng sản xuất, kinh doanh từ 01 tháng trở lên do gặp khó khăn khi thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc do khủng hoảng, suy thoái kinh tế hoặc thực hiện chính sách của Nhà nước khi tái cơ cấu nền kinh tế hoặc thực hiện cam kết quốc tế;



b) Gặp khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, mất mùa.



2. Điều kiện tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất:



Người sử dụng lao động thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này, được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất khi có một trong các điều kiện sau:



a) Không bố trí được việc làm cho người lao động, trong đó số lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội phải tạm thời nghỉ việc từ 50% tổng số lao động có mặt trước khi tạm dừng sản xuất, kinh doanh trở lên;



b) Bị thiệt hại trên 50% tổng giá trị tài sản do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, mất mùa gây ra (không kể giá trị tài sản là đất).



3. Thời gian tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất:



a) Thời gian tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất theo tháng và không quá 12 tháng. Trong thời gian tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất, người sử dụng lao động vẫn đóng vào quỹ ốm đau và thai sản, quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.



Người sử dụng lao động và người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí và tử tuất hoặc chấm dứt hợp đồng lao động thực hiện đóng bù cho thời gian tạm dừng đóng để giải quyết chế độ cho người lao động trong thời gian tạm dừng đóng.



b) Hết thời hạn tạm dừng đóng quy định tại Điểm a Khoản này, người sử dụng lao động và người lao động tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội và đóng bù cho thời gian tạm dừng đóng, số tiền đóng bù không phải tính lãi chậm đóng theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội.



Như vậy, nếu công ty bạn thuộc một trong các trường hợp nêu trên thì được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất theo tháng nhưng không được tạm dừng quá 12 tháng.



Nguồn: Laodong.vn



The post Các trường hợp được tạm ngưng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc appeared first on VnResource Blog.







Related Post

















Gánh nặng phí bảo hiểm xã hội sẽ nặng thê...













Giờ làm việc tiêu chuẩn cho người lao động theo Th...













Những đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm xã hội ...













Tăng số tiền đóng BHXH bắt buộc từ 01/7/2017 với n...









// div' });

});

//]]>



Các trường hợp được tạm ngưng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

Những gợi ý để phát huy khả năng tập trung hiệu quả

Bạn đang có một deadline gần kề nhưng không thể tập trung được? Bạn cảm thấy làm việc không hiệu quả vì luôn bị gián đoạn? Hãy nhớ rằng cuộc sống hiện tại có rất nhiều vấn đề khiến bạn bị phân tâm vì vậy việc rèn luyện khả năng tập trung là điều quan trọng giúp bạn có thể hoàn thành tốt công việc. Hãy thực hành những lời khuyên dưới đây để giúp bạn đạt được kết quả tốt . Liệt kê công việc cần làm Lập danh sách công việc cần làm và giải quyết theo thứ tự ưu tiên giảm dần. Bởi vì tất cả năng lượng đầu ngày còn nguyên. Đây cũng là cách giúp bạn không bị quá tải lượng công việc khi kết thúc ngày. Hãy đặt danh sách ở nơi nào bạn có thể nhìn thấy. Thường xuyên kiểm tra tiến độ thực hiện công việc. Cách làm này sẽ giúp bạn tập trung vào từng nhiệm vụ và mang đến cảm giác thành công mỗi lần hoàn thành. Tạo không gian riêng Bạn là chuyên gia tư vấn rắc rối? Đồng nghiệp thường xuyên đến tham khảo ý kiến nơi bạn? Tất cả những lý do trên khiến bạn rất dễ bị phân tâm khi đang tập trung làm việc. Nên chia sẻ cho đồng nghiệp nguyên tắc làm việc cá nhân để hạn chế bị làm phiền. Cuối cùng hãy học cách từ chối cơ bản. Sự thẳng thắn lúc này là hoàn toàn cần thiết. Tắt tất cả chương trình không liên quan Skype Yahoo Facebook.. là những chương trình liên lạc trực tuyến phổ biến nhất hiện nay. Tuy nhiên đây lại là kẻ thù hàng đầu cho việc mất tập trung của bạn. Hãy cài đặt tình trạng bận hoặc ẩn. . Hãy thông báo với bạn bè rằng bạn không thể trò chuyện với họ và sẽ liên lạc bằng điện thoại sau. Hạn chế dùng phương tiện liên lạc không cần thiết Sử dụng điện thoại tin nhắn mail cá nhân lại là lý do chủ yếu khiến bạn mất tập trung. Hãy đặt chế độ rung cho máy khi bắt đầu làm việc. Nếu bạn có nhiều tài khoản sim điện thoại chỉ sử dụng phương tiện ngoài công việc vào một thời điểm nhất định trong ngày. Tạo thói quen ngăn nắp gọn gàng Bàn làm việc lộn xộn khiến bạn mất thời gian tìm kiếm và phân tâm. Hãy tập thói quen sắp xếp gọn gàng hằng ngày. Chỉ nên bày biện những thứ cần thiết và quan trọng trong Đeo tai nghe khi cần tập trung cao Có rất nhiều tiếng ồn kinh điển ở môi trường công sở. Giọng nói của đồng nghiệp chuông điện thoại âm thanh máy móc là những âm thanh ám ảnh sự tập trung của bạn. Đeo tai nghe lúc này là cách bảo vệ chính mình tốt nhất. Giải lao Nhìu bạn thấy căng thẳng khi phải ngồi làm việc liên tục. Hãy rời khỏi bàn làm việc trong vài phút để đầu óc tỉnh táo và bắt đầu lấy lại tập trung. Bạn có thể đi bộ làm vài động tác yoga hay nhắm mắt lại và hít thở sâu. Ngoài ra nghe nhạc có thể giúp bạn duy trì cảm hứng và sự thoải mái. Nguồn: Careerlink.vn The post Những gợi ý để phát huy khả năng tập trung hiệu quả appeared first on VnResource Blog. Related Post Câu chuyện Tiến và Tồ Hội chứng brownout chán nản công việc và n... Văn hóa công ty và mô hình văn hoá doanh nghiệp De... Khung năng lực? Xây dựng phát triển và ứng dụng... Những gợi ý để phát huy khả năng tập trung hiệu quả